Mười pháp châm cứu trị đau của GS Quốc Y Đại Sư Hạ Phổ Nhân

Quốc Y Đại Sư Hạ Phổ Nhân
Quốc Y Đại Sư Hạ Phổ Nhân

A/. Ba nguyên tắc trong châm cứu điều trị đau

1. Bất thông tắc thống, thông tắc bất thống

Cổ nhân theo phương diện bệnh cơ nhận định Tạng phủ, Kinh lạc, Khí huyết trong cơ thể không thông là nguyên nhân căn bản dẫn đến Đau nhức, do đó trong pháp điều trị cần phải sơ thông kinh lạc, điều hòa Tạng phủ để làm cho Khí huyết được thông điều, đau nhức sẽ hết. Điều này đặt ra các câu hỏi sau đây:

Nguyên nhân làm cho Khí huyết bất thông là gì? Tạng phủ, kinh lạc nào khí huyết bất thông? Điều này rất quan trọng trong điều trị Đau nhức, đây là tổng kết 10 pháp châm cứu điều trị căn nguyên đau của Quốc Y Đại Sư – Hạ Phổ Nhân.

2. Điều trị đau nhức, nên chọn những chỗ giao hội của Kinh Lạc

Đau nhức do bệnh ở Kinh lạc, nên chọn những bộ vị tương ứng với nơi bị đau, chọn những huyệt vị ở nơi giao hội Kinh lạc để điều trị. Nói cách khác, nếu bạn muốn trị Đau nhức, điều quan trọng là phải nắm rõ sự tuần hành và phân bố của Kinh lạc. Cổ nhân cũng đã có những chỉ dạy rất cụ thể, như Kinh lạc bị đình trệ hãy tìm đến Nguyên huyệt, Biệt huyệt, Giao huyệt, Hội huyệt. Vậy nên đó là do Kinh lạc trở trệ, khí huyết không thông mà dẫn đến đau nhức, có thể chọn Nguyên huyệt, Lạc huyệt, Giao hội huyệt của kinh lạc để điều trị. Đó là những nguyên tắc điều trị đau nhức do bệnh ở Kinh Lạc.

3. Tạng phủ bệnh nên tìm ở huyệt Môn, Hải, Du, Mộ.

Tạng phủ khí huyết bất điều, thì dùng những huyệt có chữ Môn, như: Kì Môn, Chương Môn, hoặc chữ Hải, như: Khí Hải, Huyết Hải, hoặc những Du huyệt, Mộ huyệt của Ngũ tạng Lục phủ để điều trị, thông qua những huyệt này để điều hòa Tạng phủ, Khí huyết, đạt được hiệu quả trị Đau nhức có nguyên nhân do Tạng phủ bị bệnh. Đau nhức thường gây ảnh hưởng đến tinh thần của con người, bệnh nhân có triệu chứng: Phiền táo, ngồi nằm bất an, mất ngủ. Đây là đau nhức ảnh hưởng đến Thần minh và tạng Tâm của bệnh nhân. Ngoài ra còn có Đau nhức kèm theo Ung nhọt (Sang dương), sưng đỏ (Hồng thũng) mà lại Phiền táo, đó là đau nhức ảnh hưởng đến huyết mạch, mà tạng Tâm chủ huyết mạch, chủ Thần minh, đồng thời ảnh hưởng đến công năng của tạng Tâm, do đó, mục Bệnh Cơ Thập Cửu Điều trong thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn có viết: “Chư thống dương sang, giai thuộc vu Tâm – Các chứng đau nhức, ung nhọt đều thuộc ở tạng Tâm”. Theo nguyên tắc này, trong điều trị đau nhức, bất kể do Tạng phủ hay Kinh lạc, chỉ cần bệnh nhân có các triệu chứng như: Ngồi nằm bất an, tinh thần phiền táo, mạch Sác, tiểu tiện nước vàng, đều kết hợp với pháp thanh Tâm, dùng các huyệt như: Đại Lăng, Gian Sử, Tâm Du; các dược vị như: Sinh Địa, Mộc Thông, Trúc Diệp, sinh Cam Thảo, Liên Kiều, Hoàng Liên đều đạt được kết quả tốt.

Mười pháp châm cứu trị đau của GS Quốc Y Đại Sư Hạ Phổ Nhân

B/. Mười pháp châm cứu trị Đau nhức

1. Sơ phong chỉ thống pháp:

Phong là dương tà, tính chủ sơ tán, cảm nhiễm vào con người ở cơ biểu, do vinh vệ thất điều, làm cho đau nhức, pháp điều trị phải Sơ tán phong tà, điều hòa vinh vệ. Dùng huyệt Phong Trì, Phong Phủ, Phong Thị. Huyệt Phong Trì có thể khư phong giải biểu, huyệt Phong Phủ khư phong thanh Thần, huyệt Phong Thị khư phong thông lạc. Pháp điều trị này chủ yếu trị ngoại phong, đau nhức có thể di chuyển khắp toàn thân, đặc điểm của Phong là không đau 1 điểm cố định, những người hay ra mồ hôi, mạch Hoãn, đau đầu, đau lưng, đau nhức chân tay, những người mắc ngoại phong có thể dụng phương pháp này được.

2. Tán hàn chỉ thống pháp:

Hàn là âm tà, tính chủ thu dẫn, cảm nhiễm vào con người ở bì mao, do thấu lí thu súc (thu rút), kinh lạc thất sướng làm cho đau nhức, pháp điều trị phải Tán hàn thông lạc, hành khí chỉ thống. Dùng huyệt Đại Trùy, Hậu Khê, Côn Lôn. Huyệt Đại Trùy nằm trên Đốc mạch, là nơi hội tụ của thủ túc Tam Dương kinh, có thể trợ dương tán hàn. Huyệt Hậu Khê là nơi giao hội của Bát mạch, có thể thông Đốc mạch. Huyệt Côn Lôn thuộc kinh túc Thái Dương Bàng Quang đi dọc theo lưng đi từ trên xuống dưới qua các huyệt Giáp Tích, hàn tà khi cảm nhiễm vào người, sẽ xâm phạm vào kinh Thái Dương đầu tiên. Ba huyệt này cộng vào có công hiệu tuyên tán hàn tà, hành khí chỉ thống.

3. Khư thấp chỉ thống pháp:

Thấp tà bám dính, làm cho dịch trở khí cơ, ứ trệ tại thượng tiêu thường thấy váng đầu, hoa mắt, đầu nặng như bị bó lại, ứ trệ lại ở bên trong người, thường thấy tức ngực, bụng trướng. Thấp tà lưu ở tứ chi sẽ làm cho sưng đau, pháp điều trị nên khu thấp, tiêu thũng, chỉ thống. Dùng huyệt: Trung Quản, Túc Tam Lí, Tam Âm Giao. Huyệt Trung Quản, Tam Âm Giao có thể khư thấp kiện Tì, huyệt Túc Tam Lí có thể thăng thanh giáng trọc, tiêu thũng khư Thấp. Ba huyệt này cộng lại có công hiệu kiện Tì, hành khí, khư Thấp, thông lạc, chỉ thống.

4. Hành khí chỉ thống pháp:

Khí trệ tắc thống, cổ nhân có thuyết: “Hình thương thũng, khí thương thống”, cho rằng khí trệ, thứ nhất là do Can khí uất kết, thứ hai là do suy tư quá độ làm cho khí kết, pháp điều trị nên sơ Can, hành khí, chỉ thống. Dùng huyệt Can Du, Kì Môn, Dương Lăng Tuyền. Huyệt Can Du, Kì Môn là phối huyệt Du, huyệt Mộ của kinh Can, có thể sơ Can, lí khí, chỉ thống. Dương Lăng Tuyền là huyệt hợp ở kinh Đởm, có thể sơ Can lợi Đởm. Phối các huyệt trên có thể điều trị Hung thống, Hiếp thống, Vị khí thống, Tứ chi tẩu chú đông thống.

5. Hoạt huyết chỉ thống pháp:

Bị sang chấn tổn thương, khí trệ huyết ứ, ứ huyết làm tắc trở Lạc mạch gây đau nhức, nặng thì đau buốt, đau có lúc nhất định, ngày nhẹ đêm nặng, pháp điều trị nên Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống. Dùng huyệt Xích Trạch, Uỷ Trung, Cách Du. Nếu tay và nửa người trên ứ trở, thường dùng huyệt Xích Trạch để hành huyết; nếu chân và nửa người dưới ứ trở thường dùng huyệt Uỷ Trung để hành huyết; Cách Du (huyệt Hoành Cách Mô) thuộc kinh Bàng Quang là huyệt hội của Huyết. Ba huyệt có công hiệu hoạt huyết hóa ứ, huyết ứ tại chỗ thì phối hợp thêm các huyệt gần đó.

6. Ôn trung chỉ thống pháp:

Trực trúng Hàn tà hoặc do nội sinh, thường sinh chứng đau vùng bụng, pháp điều trị cần phải Ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống. Như các chứng Vị Quản thống, Phúc thống, thống kinh do Hàn đều có thể dùng. Dùng huyệt Trung Quản, Khí Hải, Tì Du. Cứu ngải các huyệt Trung Quản, Khí Hải có thể ôn dưỡng Trung và Hạ tiêu, tán hàn hành khí. Huyệt Tì Du kết hợp dùng Châm cứu có tác dụng Ôn vận Tì dương, tán hàn hành khí chỉ thống.

7. Tiêu đạo chỉ thống pháp:

Thực trệ ở trung tiêu hoặc đình trệ ở Trường Vị, thường dẫn đến tiện bí, trướng bụng, đau bụng, có đàm, nuốt chua, cho nên cần phải tiêu đạo thực tích, thông Tràng đạo trệ làm cho Phủ khí thông sướng, các triệu chứng sưng đau có thể khỏi. Dùng huyệt Trung Quản, Thiên Xu, Túc Tam Lí. Huyệt Trung Quản điều Vị, huyệt Thiên Xu thông Tràng, huyệt Túc Tam Lí có thể thăng cũng có thể giáng, thông phủ làm cho đi xuống, tăng cường công năng vận hóa của Vị, Tràng, thức ăn tích thể có thể được đào thải ra ngoài, chứng Đau bụng có thể được tiêu trừ.

8. Dưỡng huyết chỉ thống pháp:

Sau phẫu thuật có xuất huyết hoặc sau khi sinh đẻ mất huyết quá nhiều, thường dẫn đến cân mạch mất sự nuôi dưỡng làm cho đau nhức, có lúc đau nhức di chuyển không cố định một chỗ, pháp điều trị chủ yếu là Dưỡng huyết, vinh cân, chỉ thống. Dùng huyệt Can Du, Tì Du, Dương Lăng Tuyền. Can tàng huyết, Tì thống huyết. Huyệt Can Du điều Can huyết làm cho sung dưỡng Cân mạch, huyệt Tì Du ích Tì làm cho ăn uống được sẽ sinh huyết. Huyệt Dương Lăng Tuyền là huyệt hội của kinh Cân, có thể thư cân, lợi tiết, chỉ thống. Ở những vị trí đau nhiều có thể phối hợp thêm những tổ hợp huyệt ở lân cận.

9. Thanh nhiệt chỉ thống pháp:

Các chứng Đau nhức ung nhọt đều thuộc Tâm hỏa. Hỏa tà nhiệt thịnh, cơ phu thũng trướng, huyết ứ trệ nhất định sẽ gây ra đau nhức, biểu hiện viêm nhiễm như: Sưng, nóng, đỏ, đau. Dùng huyệt Thập Tuyên, Đại Lăng, Phong Long. Huyệt Thập Tuyền làm cho hành huyết, tả nhiệt tà ở Tạng Phủ, huyệt Phong Long thuộc kinh túc Dương Minh Vị có thể tả nhiệt tà ở lục phủ. Nhiệt được trừ, thũng trướng tiêu, kinh mạch thông hành, đau nhức tiêu tán.

10. Bổ thận chỉ thống pháp:

Thận chủ cốt, Can chủ cân. Can Thận khuy tổn làm cho đau nhức xương khớp. Ngoại nhân cảm nhiễm Hàn tà thì chứng đau nhức càng nặng. Pháp điều trị nên bổ Can Thận, cường cân cốt, Thận khí sung thực thì xương khớp sẽ không bị đau nhức. Dùng các huyệt kinh Can, Thận, Thái huyệt, Đại huyệt. Can tàng huyết, Thận tàng tinh. Tinh huyết khuy tổn, cân cốt thất dưỡng thường dẫn đến Lưng, gối đau nhức. Nếu kiêm thấy các chứng hoa mắt chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực, mất ngủ, mạch Trầm Tế Huyền có thể dùng pháp điều trị này.

(Bài viết được trích từ cuốn sách “Quốc Y Đại Sư Hạ Phổ Nhân dạy Tôi phương pháp Châm cứu” tác giả: Vương Hồng Vĩ, Tạ Tân Tài, Vương Qúy Xuân).

Bản dịch của Hồ Xuân Đức – Cổ Nguyệt Đường.
Hiệu đính Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

FB Đạo Sĩ Núi

Bản gốc:

国医大师贺普仁:针灸治痛十法
一、针灸治痛的三个原则

1.不通则痛,通则不痛:古人从病机方面认为人体脏腑经络气血不通是造成疼痛的根本原因,因此治疗时就要疏通经络、调和脏腑达到气血通调,疼痛可止。这就提出了以下问题,是什么原因造成气血不通?是哪个脏腑、哪条经络气血不通?这对治痛是很重要的,这就是贺普仁教授总结针灸治痛十法的根源。

2.住痛移疼,取相交相贯之经:经络病而致的疼痛,应当选取与疼痛部位相交叉、相贯穿的经络穴位来治疗。也就是说要想治好疼痛,一定要熟悉掌握经络的循行与分布,这很重要。
古人也有进一步的具体指教,如经络滞而求原、别、交、会之道。也就是由于经络阻滞、气血不通而引起疼痛时,可取相交、相贯经络的原穴、络穴、交会穴、会穴来治疗。这是由于经络病而引起疼痛的治疗原则。

3.脏腑病而求门、海、俞、募之微:脏腑气血不调时,用带门字(如期门、章门)或海字(如气海、血海)的穴位及五脏六腑的俞穴、募穴来治疗,通过这些穴位来调和脏腑气血,达到治疗因脏腑病而引起疼痛的目的。
疼痛常常影响到人的精神,病人烦躁、坐卧不安、失眠等。这就是疼痛影响到人的神明,影响到心。也有一些疮疡疼痛,兼有红肿,而又烦躁,是疼痛影响到血脉,而心主血脉、主神明,也同时影响到心的表现,因此,“病机十九条”中有:诸痛痒疮,皆属于心。依据此理,在治痛时不论因脏腑还是经络,只要病人出现坐卧不安,精神烦躁,脉数尿黄,均配以清心之法(穴如:大陵、间使、心俞。药如:生地、木通、竹叶、生甘草、连翘、黄连),均能取得满意效果。
二、针灸治痛的十个立法

1.疏风止痛法:风为阳邪,性主疏散、伤人肌表,荣卫失调,以致疼痛,治用疏散风邪、调和荣卫。穴用风池穴、风府穴、风市穴。风池穴可祛风解表,风府穴祛风清神,风市穴祛风通络。此法以治外风为主,疼痛可遍及全身各处,以不是固定一点疼痛为特点。有汗、脉缓、头痛、腰痛、四肢痛因外风者都可以应用。

2.散寒止痛法:寒为阴邪,性主收引,伤人皮毛,腠理收缩,经络失畅,以致疼痛,治用散寒通络,行气止痛。穴用:大椎穴、后溪穴、昆仑穴。大椎是手足三阳、督脉之会,能助阳以散寒。后溪穴是八脉交会穴,能通督脉。昆仑经足太阳膀胱经由上向下夹脊循背,寒邪伤人,首犯太阳。三穴共奏宣散寒邪,行气止痛之效。

3.祛湿止痛法:湿邪黏腻,易阻气机,滞在上常见头晕,头沉,头重如裹,滞在躯干常胸闷、腹胀。湿流四肢则胀痛,治疗均应祛湿消肿止痛。穴用:中脘、足三里、三阴交。中脘、三阴交可祛湿健脾,足三里升清降浊,消肿祛湿。三穴共奏健脾、行气、祛湿、通络止痛的功效。

4.行气止痛法:气滞则痛,古有“形伤肿,气伤痛”之说,此处气滞,一指肝气郁结,二指思则气结,治当疏肝行气止痛。穴用:肝俞、期门、阳陵泉。肝俞、期门为肝的俞募配穴,可疏肝理气止痛。阳陵泉是胆经合穴,可疏肝利胆。以上配合可治胸胁疼痛、胃气痛、四肢走注疼痛。

5.活血止痛法: 跌打损伤、气滞血瘀、瘀血阻络发为疼痛,多为刺痛,其痛有定处,昼轻夜重,治宜活血化瘀,行气止痛。穴用:尺泽、委中、膈俞。上肢及上半身瘀阻,常用尺泽放血,下肢及下半身瘀阻,常用委中放血,膈俞为血之会穴。三穴能活血化瘀,何处瘀阻,再配合局部取穴。

6.温中止痛法:寒邪直中,或从内生,常致脘腹疼痛,治须温中散寒,行气止痛。如胃脘痛、腹痛、痛经因寒者,均可使用。穴用:中脘、气海、脾俞。灸中脘、气海,可温中下二焦,散寒行气;脾俞针灸并用,温运脾阳,散寒行气止痛。

7.消导止痛法:食滞中焦,或停肠胃,常致便秘、腹胀、脘腹疼痛、嗳腐吞酸,故须消导食积,通肠导滞,腑气通畅,胀痛可止。穴用:中脘、天枢、足三里。中脘调胃,天枢通肠,足三里能升能降,通腑以下行,增胃肠之蠕动,饮食积滞可下行,脘腹疼痛可以消除。

8.养血止痛法:外伤手术出血,或产后失血过多,常致筋脉失养而疼痛,有时疼痛游走无定处,治要养血荣筋止痛。穴用:肝俞、脾俞、阳陵泉。肝藏血,脾统血。肝俞调肝血以养筋,脾俞益脾而增饮食生血。阳陵泉为筋会,可舒筋利节止痛。何部痛甚再局部配合选穴。

9.清热止痛法:诸痛痒疮,皆属心火。火邪热盛,肌肤肿胀,血行不畅,则易疼痛,诸如炎症的红、肿、热、痛。穴用:十宣、大陵、丰隆。十宣宜放血泻脏腑热,丰隆从阳明以泻六腑热。热去肿消,经通止痛。

10.补肾止痛法:肾主骨,肝主筋。肝肾亏损,则筋骨疼痛。外受寒邪,则疼痛加重。治应补肝肾,强筋骨,肾气充实则筋骨不痛。穴用:肝穴、肾穴、太穴、大穴。肝藏血,肾藏精。精血亏损,筋骨失养,常致腰膝疼痛。若兼见头晕、耳鸣、心悸、失眠、脉沉细弦,则可用此法。

【本文选自《国医大师贺普仁教我学针方》作者:王红伟,谢新才,王贵春】