(NVN News) – Rất nhiều bệnh nhân đang điều trị hay đã trị khỏi Covid-19 được xuất viện về cách ly tại nhà ở bệnh viện dã chiến 38A Nguyễn Văn Quỳ đều có ấn tượng và lòng biết ơn sâu sắc với bác sĩ Nguyễn Đức Tâm một bác sĩ trẻ đang công tác tại khoa gây mê hồi sức ở bệnh viện quận 7, trong đại dịch covid-19 được lãnh đạo tin tưởng giao làm Phó Giám đốc bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Quận 7 số 01, một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn với một bác sỹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ và cái tâm hết lòng vì bệnh nhân của mình các thiếu sót đã được khắc phục.

Bác sĩ trẻ Nguyễn Đức Tâm cũng như hàng ngàn y bác sĩ của ngành Y trên mọi miền đất nước đã xuống tóc xung phong vào khu điều trị F0 nặng với hào khí của tuổi trẻ, chiến đấu với vi rút corona giành lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân. Với tâm thế sẵn sàng xả thân, cống hiến cùng lực lượng dân và quân Việt Nam trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.
Thành lập bệnh viện dã chiến chưa tới một tuần
Bệnh viện dã chiến 38A Nguyễn Văn Quỳ được cải tạo vào ngày 21/7/2021, chưa đầy một tuần sau khi lắp đặt các trang thiết bị, dụng cụ … đã tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị.
Bác sĩ Tâm cho biết “Theo quy hoạch thì bệnh viện dã chiến 38A Nguyễn Văn Quỳ là điểm trung gian xử lý cấp cứu ban đầu cho những ca F0 chuyển biến nặng, suy hô hấp, chỉ số SpO2 thấp, nhưng chưa thể chuyển tuyến trong mô hình điều trị tháp 5 tầng”.

Vi rút corona với biến thể Delta rất dễ lây lan trên diện rộng cùng diễn biến ngày càng phức tạp, số lượng bệnh nhân chuyển biến nặng tăng cao và việc chuyển lên bệnh viện tuyến khó khăn, lãnh đạo quận 7 quyết định nâng cấp cơ sở này thành đơn vị điều trị Covid-19 cấp 3, có hồi sức, thở oxy, thở máy …

“Với nhiều năm kinh nghiệm làm hồi sức, tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể thiết lập một bệnh viện chỉ trong chưa đầy một tuần, khi trong tay không có gì mà bảo làm khoa hồi sức điều trị F0 nặng. Chúng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, làm như thế nào. Được lãnh đạo quận 7, Ban giám đốc bệnh viện động viên khích lệ, hàng ngày nhìn thấy người bệnh đau đớn chống chọi với covid, thế là làm luôn. Máy móc, thiết bị, đồng hồ oxy, bình oxy, máy thở oxy … mới toanh của quận rồi bệnh viện và các mạnh thường quân chuyển về hỗ trợ, chúng tôi đã dần hoàn thiện thành đơn vị điều trị Covid-19 cấp 3 để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên”, bác sĩ Tâm kể.

Sáng kiến bồn 32 tấn oxy cứu F0
Thiếu oxy là nỗi lo nhất của tôi cả khi ngủ tôi vẫn nghe tiếng máy thở vang trong đầu, hàng ngày các nhân viên y tế phải vận chuyển bình oxy vào thay cho các bệnh nhân và vận chuyển bình oxy hết đến khu tập kết để chuyển đi bơm, đây là công việc tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Nhưng được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo quận 7 một xe bồn chứa 32 tấn oxy tương đương 5000 bình oxy rời 40 lít đảm bảo cung cấp cho hàng trăm bệnh nhân cùng lúc, nhiều máy thở di động 5 lít cho các bệnh nhân không thể sử dụng hệ thống oxy tường. Chúng tôi không còn phải lo lắng về việc bệnh nhân thiếu oxy.

“Kịp thời xử trí sớm sẽ giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, hạn chế nguy cơ chuyển biến nặng. Tôi hy vọng đây có thể trở thành mô hình tham khảo cho các bệnh viện tuyến quận, huyện áp dụng để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Tâm chia sẻ.
Từ khi thành lập bệnh viện dã chiến chỉ chuyển 15 ca lên bệnh viện tuyến trên. Tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tỷ lệ tử vong đều giảm rõ rệt. Hiệu quả này đến từ việc trạm y tế cộng đồng phát hiện sớm ca bệnh rồi kết hợp với khu điều trị xử lý kịp thời.

Cho người bệnh nhập viện khi người nhà chở đến tận bệnh viện
Một bệnh nhân ở quận 7 cho biết “Trước đây được đưa đi cách ly ở quận 2, kết quả kiểm tra nhanh và PCR với kết quả âm tính, được cấp giấy hoàn thành cách ly rồi về cách ly tại nhà. Trong thời gian cách ly tại nhà bệnh nhân bị dương tính lại với triệu chứng sốt, ho và khó thở. Gọi bác sĩ tư vấn hướng dẫn cho uống thuốc hạ sốt, ho nhưng vẫn không giảm mà ngày càng trở nặng. Người nhà gọi xe cấp cứu 115, nhưng tất cả các xe đều kẹt. Đọc báo thấy công văn hỏa tốc số 5335/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM ban hành ngày 5/8/2021 các nơi điều trị phải tiếp nhận người bệnh 24/7, sáng ngày hôm sau người nhà chở tôi đến thẳng bệnh viện dã chiến Nguyễn Văn Quỳ tôi gặp một bác sĩ đầu trọc bận đồ chống dịch hỏi đi đâu tôi trình bày lý do đến chữa bệnh với các triệu chứng ho, sốt, khó thở thì bác sĩ hướng dẫn tôi lên tầng 2 phòng 301 nằm để các bác sĩ thăm khám vì khu vực cấp cứu hiện tại đã hết chỗ, tôi được các bác sĩ thăm khám, cho thở máy thở oxy 5 lít, truyền dịch và tiêm thuốc, làm hồ sơ bệnh, trong ngày đầu tiên điều trị các triệu của tôi giảm hẳn và tôi đang hồi phục. Sau đó tôi mới biết người hướng dẫn tôi phía ngoài cổng khi vừa đến bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Đức Tâm – Phó Giám đốc bệnh viện dã chiến. Tôi chân thành cảm ơn sự kịp thời của các bác sĩ đã giúp tôi vượt qua.”

Điều xe cấp cứu đến tận nhà chở bệnh nhân nhập viện
Có một gia đình của đồng chí công an ở quận 7 đang trong lực lượng tuyến đầu chống dịch có 6 người bị dương tính đang tự cách ly ở nhà, người cha 69 tuổi đang thở máy oxy tại nhà nhưng trở nặng, anh gọi 115 chuyển đi bệnh viện nhưng toàn bộ bệnh viện đều quá tải, anh chạy tìm khắp các bệnh viện nhưng đều kín chỗ, được người quen chỉ anh chạy thẳng lên bệnh viện dã chiến canh chờ thấy bác sĩ đầu trọc đeo khẩu trang bận áo bác sĩ màu xanh hay đứng trước cổng gần các xe cấp cứu anh hỏi phải bác sĩ Nguyễn Đức Tâm hay không? Nếu phải anh hãy trình bày tình hình nghiêm trọng của gia đình anh. Anh làm theo thì gặp được bác sĩ Tâm trình bày tình hình nguy kịch của cha mẹ mình.
Nhận định đây là tình trạng khẩn cấp liên quan tới mạng người, vì F0 ở nhà được thở máy oxy mà chuyển nặng phải đưa vào viện ngay, thế là bác sĩ Tâm cho xe cấp cứu và nhân viên y tế tới tận nơi đưa cha mẹ của anh vào nhập viện điều trị.
“Là người bác sĩ tôi nếu biết tình trạng của người bệnh chuyển nặng, tôi đưa vào viện điều trị ngay, một phần nữa hoàn cảnh của anh ấy cũng như tôi đều đang trong tuyến đầu chống dịch, đưa cha mẹ anh ấy vào bệnh viện điều trị sẽ giúp anh an tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, bác sĩ Tâm nói.
Nhiều tháng rồi chưa về nhà
Em có 2 nhóc, đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi, vì dịch bệnh nên đều phải gửi về nhờ bà ngoại chăm sóc. Khi vào khu điều trị F0, em cạo trọc đầu nên lúc gọi điện về thăm thì 2 nhóc nhà không nhận ra ba. Thằng anh nhìn thấy ba mếu máo, đứa em thì bỏ chạy nói với anh: “Không phải ba”.
Sau rất nhiều ngày được bà ngoại giải thích mãi 2 con cũng hiểu và biết cổ vũ: “ba là siêu nhân, ba cố lên để giết chết corona”. Và câu nhắn cuối cùng của con luôn là phải nhớ mua xe ô tô màu đỏ cho con.

Cuộc sống với bệnh nhân Covid-19 tuy vất vả nhưng cũng có những kỷ niệm đáng nhớ. Em vẫn còn nhớ trường hợp tiếp nhận một bệnh nữ được chuyển tới từ điểm cách ly tập trung. Bệnh nhân có 3 người con, đứa lớn nhất 10 tuổi, đứa thứ hai là 4 tuổi, đứa thứ 3 chưa tới đến 1 tuổi.
Trước khi, vào phòng cấp cứu, chị bệnh nhân có nói với tôi một câu mà tôi vẫn còn nhớ mãi: “Bác sĩ ơi cố gắng cứu em! Con em nhỏ, cần em chăm sóc…”.
Câu nói của nữ bệnh nhân làm tôi không kìm nén được xúc động, tôi nhớ tới 2 đứa con nhỏ của mình đang ở nhà. Nhìn vào đôi mắt đang khóc của chị, tôi hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng như thế nào. Tôi tự hứa với lòng phải cố gắng cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá.
Rất vui là sau một đợt điều trị, bệnh nhân đã hồi phục và trở về nhà với gia đình và các con. Bệnh nhân có nhắn tin ngủ rất ngon và nhắn gửi lời cảm ơn tới đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện Nguyễn Văn Quỳ đã giúp chị được sống lại một lần nữa.
Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đang làm việc tại bệnh viện từ những ngày đầu tiên đến bây giờ. Dù vất vả, mệt mỏi nhưng họ vẫn đang chiến đấu bền bì với vi rút corona bằng tinh thần quyết thắng. Tôi hy vọng dịch bệnh có thể qua sớm nhất, nhân dân sẽ khỏe mạnh và sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Nguyễn Bình
Bài viết liên quan
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 – 23/11/2023) – Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình: Nặng lòng với sự nghiệp trồng người
Đang là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang, năm 2011, Thủ...
Th11
“Đôi tay vàng” của Lê Trương Thắng
Tháng 9/2023 vứa qua, anh Lê Trương Thắng – Chi hội trưởng Chi hội Đá...
Th10
Ca khúc “Người Đứng Nơi Đầu Sóng”
Ngày 08 tháng 08 năm 2023, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển...
Th8
Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ ( 27/7/1947-27/7/2023) để tưởng nhớ...
Th7
Đam mê là động lực để trở thành Quán quân Bolero
Không phải là chuyên nghiệp trường phái ca hát như những thí sinh khác. Lê...
Th7
Đam mê ca hát của Á quân 1 cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2023
Khi nghe tin chị Trần Thanh Thủy (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đạt Á...
Th7